hoa kỳ

Quốc Tịch Hoa Kỳ Chưa Bao Giờ Được Đảm Bảo

Ngày 28/8, Chính quyền Trump tuyên bố họ sẽ thu hồi chính sách về việc cấp quyền công dân cho một số trẻ em có cha mẹ là công dân Hoa Kỳ đóng quân ở nước ngoài và nhân viên chính phủ hoặc thành viên của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

Chính sách mới yêu cầu phức tạp hơn cho quy trình nộp đơn xin quyền công dân đối với trẻ em được sinh ra từ cha mẹ được trở thành công dân Hoa Kỳ dưới hình thức sinh con tại Hoa Kỳ; hay công dân Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ sống ở Hoa Kỳ; hay công dân nhập tịch và không đáp ứng yêu cầu cư trú tại Hoa Kỳ và con nuôi của cha mẹ phục vụ ở nước ngoài.

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em sinh ra bởi công dân Hoa Kỳ đang phục vụ đóng quân nước ngoài, đều được công nhận hợp pháp là có quốc tịch Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách “Global Borderlands: Fantasy, Violence and Empire in Subic Bay, Philippines” ghi nhận sự bấp bênh của quyền công dân Hoa Kỳ đối với trẻ em sinh ra từ các bà mẹ Philipines và quân nhân Hoa Kỳ.


Trẻ em con lai Philippines

Christopher Acebedo, đã ngoài 40 tuổi, con trai của một phụ nữ Philippines và hải quân Hoa Kỳ đóng quân tại Subic Bay vào cuối những năm 1970.

Căn cứ hải quân Subic Bay của Hoa Kỳ là một trung tâm hậu cần và bảo trì cho quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam và là điểm đến phổ biến để nghỉ ngơi và thư giãn cho các nhân viên phục vụ trong thời gian đó.

Mẹ anh đã cố phá thai bất hợp pháp nhưng không thành công. Cô sinh ra Christopher và bỏ rơi anh; anh được bà ngoại nuôi dưỡng. Cuối cùng, ông sống tại Trung tâm PREDA, một tổ chức phi lợi nhuận do Cha Shay Cullen, một linh mục truyền giáo người Ireland điều hành.

Christopher chỉ là một trong hàng trăm ngàn trẻ em lai trên khắp Đông Nam Á. Riêng ở Philippines, ước tính có khoảng 23.000 đến 50.000 con lai.

Những đứa trẻ này, có mẹ là phụ nữ địa phương và cha là quân nhân Hoa Kỳ, thường sinh ra trong nghèo khó và phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, kỳ thị  trong cộng đồng vì mẹ của họ được coi là gái mại dâm. Họ thường bị bỏ rơi bởi những người cha của họ và đôi khi, ngay cả gia đình mẹ của họ. Nếu không có cha đẻ công nhận hợp pháp, họ không được hưởng quyền công dân Hoa Kỳ.

Christopher là một trong ba đứa trẻ con lai và một người mẹ Philippines, tham gia trong một vụ kiện tập thể chống lại Hoa Kỳ năm 1993. Vụ kiện này được đệ trình bởi luật sư người Mỹ Joseph W. Cotchett thay mặt cho khoảng 8.600 trẻ em con lai Philippines ở Olongapo, thành phố xung quanh căn cứ hải quân cũ.

Cotchett lập luận, những đứa trẻ con lai được quyền bồi thường thiệt hại bởi vì họ đã bị bỏ rơi.

Cotchett đã dựa vào Đạo luật  U.S. Tucker Act của Hoa Kỳ để làm cơ sở cho lập luận của mình. Quân đội Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận với chính phủ Olongapo khi họ giúp thành lập và điều hành một phòng khám từ năm 1974 để điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người bán dâm tại địa phương và khi họ hỗ trợ điều hành hoạt động mại dâm trong khu vực. Do đó, vụ kiện đã tuyên bố, quân đội Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm chung cho những đứa trẻ có cha là quân nhân Hoa Kỳ và những đứa trẻ đã bị bỏ rơi sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Philippines.

Tuy nhiên, vụ kiện đã bị Tòa án Liên bang Hoa Kỳ bác bỏ vào năm 1993. Cotchett và nhóm pháp lý đã không nhận được sự công nhận hoặc hỗ trợ tài chính cho trẻ em con lai Philippines bị bỏ lại bởi quân nhân Hoa Kỳ đóng tại Vịnh Subic.


Nỗ lực để được Quốc hội công nhận

Năm 1981, Jeremiah Denton, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Alabama, đã giới thiệu Đạo luật Con lai cho Quốc hội. Đạo luật này cung cấp một lộ trình nhập cư cho trẻ em con lai sinh ra ở phía Đông và Đông Nam Á trong các cuộc chiến tranh của Hàn Quốc và Việt Nam.

Đề xuất ban đầu của Thượng viện bao gồm trẻ em con lai sinh ra ở Hàn Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines và Đài Loan. Dự luật được thông qua năm 1982, nhưng phiên bản cuối cùng được ban hành đã loại trừ những đứa trẻ sinh ra ở Philippines, Nhật Bản và Đài Loan.

Mặc dù không có lý do nào được đưa ra rõ ràng việc tại sao các quốc gia này được đưa ra khỏi đề xuất, dù Philippines và Nhật Bản đã là các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ từ lâu.

Năm 1993, Nghị quyết 2429 của Hạ viện được Lucien E. Blackwell, một nghị sĩ da đen và cựu quân nhân giới thiệu. Nghị quyết này sẽ bổ sung trẻ em con lai người Philippines vào Đạo luật con lai. Nhưng đã thất bại, thậm chí không bao giờ được bỏ phiếu bởi Quốc hội.

Đối với những con lai được đưa vào Đạo luật Con lai, việc di cư đến Hoa Kỳ không đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo Tạp chí Smithsonian, ước tính 26.000 người con lai từ Việt Nam di cư sang Hoa Kỳ.

“Không quá 3% tìm thấy cha của họ ở Hoa Kỳ. Công việc tốt rất khan hiếm”  David Lamb cho biết. “Gần như một nửa người mù chữ hoặc bán mù chữ cả tiếng Việt và tiếng Anh và không bao giờ trở thành công dân Hoa Kỳ. Thậm chí, người Mỹ gốc Việt cũng coi thường họ.”

Ngày nay, hầu hết trong số khoảng 25.000 đến 50.000 người con lai ở Philippines vẫn không có hỗ trợ kinh tế. Họ không có quốc tịch Hoa Kỳ, vì cha đẻ của họ không công nhận hợp pháp họ và quân đội Hoa Kỳ cũng không. Họ cũng không đủ điều kiện để ưu tiên được thị thực theo quy định trong Đạo luật con lai.

Quyền công dân Hoa Kỳ chưa bao giờ được đảm bảo cho tất cả trẻ em sinh ra từ các quân nhân phục vụ là công dân Hoa Kỳ. Tình trạng công dân, khả năng di cư đến Hoa Kỳ và yêu cầu hỗ trợ tài chính và công nhận pháp lý đối với những đứa trẻ con lai đã được tranh cãi từ lâu.

Nguồn: lược dịch.

 


? VConnect tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn du học, đã hỗ trợ thành công rất nhiều hồ sơ phức tạp. VConnect luôn hướng đến lợi ích tối ưu của du học sinh và đưa ra những giải pháp hiệu quả.
➡ Để được tư vấn cụ thể hơn và hạn chế những rủi ro về visa, vui lòng liên hệ chúng tôi:
? Hotline: 0775039739

LEAVE REPLY

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *